Cách làm bằng tay Schema Và Entity hiệu quả Phần 1

Dạo gần đầy có vẻ rất nhiều anh em Seoer muốn làm entity. Dịch vụ làm entity cũng nở rộ ra và anh em làm đi làm lại rồi phá giá. Làm nhiều quá google nó lại không thích ưu tiên nữa.


Nói vậy thôi có còn hơn không vì tính hiệu quả của nó thì không phải bàn cãi nữa. Đã có những Website tăng đột biến kể từ khi dùng entity. Nhưng cũng có website làm xong cũng tiến triển không đáng kể. Do cách làm chưa tối ưu hoặc chưa hiểu bản chất của entity.


Tôi sẽ giúp bạn tự làm bằng tay và tối ưu nó một cách tốt nhất. Nhưng trước tiên hiểu nó trước khi làm.


Hiểu về Entity là gì ? Cách làm Schema bằng tay

Giới thiệu Entity

Thuận ngữ Entity mình nghe lần đầu tiên từ Vicendo GTV Seo. Thật ra nó là 1 dạng Seo teachnical “ 1 dạng của Seo kỹ thuật” Ở developers google, ta còn được hay nghe là cái tên Schema markup.




Entity là một thực thể gồm các thông tin cố đích bằng việc tạo ra Schema để các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ về thông tin Website của bạn. Hiểu về website bạn của ai ? làm gì ? hay đang làm cái gì ?. 


Vậy Schema là gì ? . Schema tiếng việt là lượt đồ là một dạng dữ liệu có cấu giúp định hình thông tin của website. Nó phục vụ cho nhiều công cụ tìm kiếm thu thập thông tin như (Google, Microsoft, Bing của Yahoo và Yandex). Nếu google đang tạo một bộ máy AI thì Schema cũng là một phần thông tin để nó thu thập.


Không vòng vo nữa tôi sẽ hướng chi tiết từng bước một tạo 1 schema bất kỳ hoàn chỉnh bằng tay.


Cách làm Schema bất kỳ bằng tay

Có rất nhiều dạng schema bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào ngành nghề hãy lĩnh vực  Website của bạn đang làm gì. Có thể là Schema về sách (Book), tổ chức ( Organization) , Cá Nhân ( person), Sự sáng tạo (creativework)...


Có rất nhiều Schema cho bạn. Xem chi tiết tất cả  Shema tại Link bên dưới : https://schema.org/docs/full.html


Full Schema 
Bạn có chọn Schema phù hợp với website của bạn 


Giới Thiệu cơ bản về một Schema

Kiến thức cần nhớ :
Trong 1 bảng Schema bất kỳ có 3 cái cần nhớ: Property, Expected Type, Description.


Description: Là phần mô tả về nội dung của thuộc tính đó. Phần cột ngoài cùng của Schema. Trong phần mô tả nếu không hiểu hay nhờ google dịch.


Property : Thuộc tính hay còn gọi là Trường.


Có 2 loại là thuộc tính bắt buộcthuộc tính nên có


Thuộc tính bắt buộc: Là các thuộc tính bắt buộc phải dùng trong Schema


Nếu không có nó các thuộc tính bắt buộc nó sẽ báo lỗi hoặc cảnh báo: 
Lỗi thuộc tính image và một số cảnh báo các thuộc tính khác


Thuộc tính nên có: Là các thuộc tính còn lại nên dùng trong cột Property của Schema mà bạn chọn. Tất nhiên phải được google nhận dạng và đọc hiểu. Có những thuộc tính Bing nhận dạng được những google thì lại không.

Expected Type: Dạng Nội dung của thuộc tính, Có thể URL, TEXT, Một Schema phụ để bổ sung Schema chính,... hay một chuỗi ký tự có quy tắc.


Đối với URL: bạn cần 1 URL phù hợp với thuộc tính mà bạn chọn. “ Nó phụ ý nghĩa thuộc phần Description (mô tả về nội dung thuộc tính) “.


Đối với TEXT : một đoạn văn bản nói về thuộc tính đó và nó cũng phụ thuộc description 


Schema : Tạo ra môt schema để bổ sung cho thuộc tính phần này mình giới thiệu chi tiết trong cách làm.


Một chuỗi ký tự có quy tắc: chuỗi ký tự được điền theo quy tắc chung thống nhất 


 Ví dụ:  thuộc tính datePublished của Schema dạng 
Trong phần mô tả “Description “ nó có nói (A date value in ISO 8601 date format. ) Có nghĩa là các ngày tháng phải điền theo quy tắc ISO 8601
Nó có dạng  YYYY-MM-DD . Có thể điền thông tin theo ví dụ:
"datePublished":"2020-05-17"

Để làm Schema bạn cần lưu ý:

Trước khi Schema muốn làm 1 Schema
Đọc  phần đầu tiên để biết Schema đó phù hợp với những loại nào


Kéo xuống phần gần cuối “More specific Types “ để tìm Schema phù hợp nhất cho bạn.


Dùng công cụ kiểm tra cấu trúc dữ liệu để test Schema: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/


Cách làm Schema bằng tay cho những người không biết code:


Bạn có thể dùng: Json-LD, Microdata, RDFa để làm Schema markup.




Vì bất kỳ Schema cũng có thể dùng Json-LD  và nó cũng phổ biến nhất nên mình dùng nó để làm:


Chính bản thân không hề biết code nhưng cách sau đây là do mình tự mày mò ra, không học từ thầy nào.

Các bước làm Schema theo Json-LD

B1: 
Chọn Schema cần làm:  mình sẽ chọn  Schema organization để làm ví dụ:
minh chọn luôn website đang top từ dịch vụ seo và đào tạo seo là Foogleseo


Nhưng đây là thiên về giáo dục mình sẽ chọn schema dạng  EducationalOrganization. Phía bên dưới “More specific Types”.

B2:
Đầu tiền ta mở công cụ Test lên: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/


Mở và đóng schema json-ld


Vào công cụ test cấu trúc dữ liệu bạn tạo như hình trên: 
Trong javaScript json-ld :
Dòng : <script type="application/ld+json"> : Lênh gọi Javascript json-ld:
Dòng : </script>: Lệnh kết thúc javascript:
Mình có để 2 dấu đóng mở ngoặc đơn : { 

}


Để báo hiệu mở và đóng một Schema bất kỳ.


B3: Chúng ta đi gọi dạng Schema. Ở đây mình gọi dạng EducationalOrganization
(tổ chức giáo dục).


Gọi dạng (type ) Schema
Dòng : "@context": "http://schema.org": Theo cá nhân mình hiểu là gọi về nguồn cung cấp dữ liệu Schema. Bắt buộc phải có


Dòng: "@type": "EducationalOrganization" : Gọi dang Schema chính bạn muốn dùng. Cụ thể đây Schema Educational Organization ( tổ chức giáo dục), Bắt buộc phải có. Nó viết dưới dang dạng "@type": "tên schema"


Lưu ý:  sau mỗi dòng đối tượng đều có dấu phẩy “ , “ để tiếp tục làm đối tượng tiếp theo. Dòng đối tượng cuối cùng không cần dấu phẩy để kết thúc.


B4:  Điền thuộc tính hoặc trường vào:




Điền các trường vào Schema 


Dạng nội dung thuộc tính đơn giản



Dòng:  "name":"FOOGLESEO" : Trong đó "name" là thuộc tính(Property) hay còn gọi là Trường . "FOOGLESEO" là dạng nội dung thuộc tính (Expected Type), tùy thuộc Description “ mô tả về nội dụng thuộc tính”. Trong đây dạng nội dung là “text”  Văn bản.


Nó có dạng:  "name":"text" 


Tương tự với dòng:  "url": "https://foogleseo.com/",  thì thuộc tính “URL” là một URL liên quan đến Schema.
Nó có dạng: "url":"URL" 


Dạng nội dung của thuộc tính đối tượng thành viên



Dòng :  "alternateName": [
      "Dịch vụ seo",
      "đào tạo seo ",
      " DỊCH VỤ SEO tphcm",
      "đào tào seo tphcm"  ],  


Tương tự "alternateName": là 1 thuộc tính của Schema EducationalOrganization.




Còn nội dung của thuộc tính:
 [
      "Dịch vụ seo",
      "đào tạo seo ",
      " DỊCH VỤ SEO tphcm",
      "đào tào seo tphcm"  ],   là (Expected Type)  nó dạng “ text”  có nhiều đối tượng thành viên.  "Dịch vụ seo", là 1 đối tượng thành viên của (Expected Type).


Lưu ý dạng nhiều đối tượng thành Viên này : bắt đầu Expected Type thường là Đóng mở dấu ngoặc vuông.
 [
   các đối tượng thành viên  
 ]


Lưu ý với các đối tượng thành viên: 


Các đôi tượng thành viên phải nằm trong dấu ngoặc kép  “ “  và kết thúc đối tượng thành viên bằng dấu phẩy. 


Đối tượng thành viên cuối không có dấu phẩy như ví dụ ở trên . Đối tượng thành viên cuối cùng  "đào tào seo tphcm"  không cần phải thêm dấu phẩy “ , ” khi kết thúc đối tượng. 


Tương từ với dòng:  
 "sameAs":["https://www.facebook.com/foogleseo",
    "https://twitter.com/foogleseo",
    "https://www.linkedin.com/in/foogleseo"


    ], 


Trong đó  "sameAs" là thuộc tính  kiểu  (Expected Type) là “URL”


Dạng nội dụng của thuộc tính là  một schema phụ

Schema phụ hay nhiều bên làm dịch vụ gọi schema tầng, cấp.


Dòng :


  "logo": {
"@type": "ImageObject", //Link dẫn hình
"url": "https://foogleseo.com/wp-content/uploads/2018/12/foogleseo-log.png",
    "width":160,"height":160
},


Bạn biết ngay đây là thuộc tính "logo"  nhưng (Expected Type) là nó ở dưới dạng một Schema 


Expected Type của nó có Thể là "URL" hoặc  Schema "ImageObject" . Mình chọn Schema để giới thiệu làm một Schema phụ của 1 thuộc tính Schema chính.
Bạn đã biết như trên bắt đầu 1 Schema: là 2 dấu ngoặc đơn đóng mở.


{
Schema  phụ


},


Lưu ý schema phụ  không có dòng "@context": "http://schema.org" đây là cách nhận  biết Schema chính và phụ


Làm Schema phụ


"@type": "ImageObject", //Link dẫn hình
"url": "https://foogleseo.com/wp-content/uploads/2018/12/foogleseo-log.png",
    "width":160,"height":160
Các thuộc tính và đối tượng có trong Schema phụ bạn cần làm. Làm theo bình thường như các thuộc tính trên.


Để dễ bị sai khi mới đầu làm :



Bạn có  thể tạo ra 1 Schema riêng rồi sau đó gắn vào thuộc tính có chứa Expected Type là Schema của thuộc tính đó.
Ví dụ : Mình sẽ tạo ra riêng Schema "ImageObject"


<script type="application/ld+json">
{
  "@context": "http://schema.org",
"@type": "ImageObject", //Link dẫn hình
"url": "https://foogleseo.com/wp-content/uploads/2018/12/foogleseo-log.png",
    "width":160,"height":160
     }
</script>


Bạn test Schema thành công không bị lỗi.


Sau đó mình gắn vào thuộc tính Logo của Schema chính EducationalOrganization.


Chỉ cần xóa bỏ đi 3 dòng :
Dòng : <script type="application/ld+json"> : Lênh gọi Javascript json-ld:
Dòng : </script>: Lệnh kết thúc javascript:
Dòng : "@context": "http://schema.org"


Dạng nội dụng của thuộc tính là ký tự có quy tắc chung:

Dòng :  "telephone":"0913494839"  vậy thuộc tính là "telephone" và Expected Type là “text” văn bản  .  Những phần mô tả là phải số điện thoại nên Expected Type chắc chắn phải  theo quy tắc là các số. 




1 ví dụ khác như trên mình nói: "datePublished":"2020-05-17" thì kiểu dữ liệu Expected Type phải viêt theo quy tắc chung theo  ISO 8601

Lưu ý khi tao thuộc tính không bị lỗi :  Mỗi tên  thuộc tính đều đóng mở bằng dấu ngoặc kép  sau đó là dấu 2 chấm  có dạng như sau : : "tên thuộc tính":  
 cuối mỗi dòng thuộc tính đều có dấu phẩy “ , ” để bắt đầu thuộc tính mới.


Thuộc tính cuối cùng không cần dấu phẩy như ví dụ trên là sau thuộc tính "telephone":"0913494839"  không có dấu phẩy.


Bây giờ bạn có thể tự làm 1 schema bất kỳ mà không cần biết code. Với 4 bước hướng dẫn chi tiết trên.


Nhược điểm: Làm bằng tay mất thời gian hơn Plugin
Ưu điểm: Kiểm soát được Schema của bạn không phụ thuộc vào Plugin


Bạn có thể tạo Schema cho từng Trang và bài viết bằng sử dụng Plugin
 Header and Footer Scripts.



Cách làm Entity Tối Ưu và Hiệu Quả 

Để làm Entity hiêu quả bạn cần làm 3 Schema đó theo mình :


  1. Organization ( tổ chức hay một công ty, doanh nghiệp cụ thể nào đó) 
  2. Person ( Cá nhân là một chuyên gia về ngành hoặc Founder của Website đó)
  3. LocalBusiness ( Địa điểm doanh nghiệp được xác thực trên google


Bạn cần chuẩn bị những gì ?



Brand: Tên thương hiệu Website
Website: URl website của bạn
Logo :  là link logo website bạn “ lưu ý logo chứa geo tag “
Mô tả: khoảng 160 ký tự mô tả về nội dung và dịch vụ website của bạn
Google map: Link google maps của website của bạn
Địa chỉ: Địa chỉ doanh nghiệp của bạn thường lấy địa chỉ trên google maps
Phone: số điện thoại hay dùng làm dịch vụ có trên google maps
Email: Email hay đăng ký profile doanh nghiệp Của bạn


  • Tạo 1 list profile Cá nhân
  • Tạo 1 list profile cho doanh nghiệp

Cách tối ưu Entity

Yêu cầu Profile : Chỉ cần tên doanh nghiệp thương hiệu và mô tả phải đồng nhất còn cái khác có thêm càng tốt. Tương tự proflie cho cá nhân


Các profile cần phải được index càng nhiều càng tốt : Dùng tool index trên thị trường hoặc bỏ link lên Bloger và Tumblr để index.


Các proflie phải có mối liên hệ với nhau bằng Google entity stacking

Dùng tool GSA, Rank X: để bắn vào các proflie để index nhanh hơn vào tạo độ trust cho Schema.


Dùng IFTTT:  để chia sẽ nội dung lên mạng xã hội một cách tự động. Đồng nhất về hastag, tag, mô tả, số điện thoại,  link profile, Email, địa chỉ, tên thương hiệu.


Phần 2 Sau mình sẽ  hướng dẫn cách triển khai IFTTT sao cho hiệu quả.


Mình Hoàng Tường là Founder của Seo Tips trick. 


Nếu có vấn đề bạn có thể liên hệ qua Profile Facebook cá nhân của mình :

Uống một cốc  cà phê mình sẽ giải đáp những thứ mình biết .

Nhận xét

Bài đăng phổ biến